Thông tin được thống kê bởi hãng dữ liệu năng lượng và hàng hải Kpler. Trước đó,âuÂumuakhíhóalỏngNganhiềukỷlụthiên hạ bet đăng nhập tháng xuất khẩu LNG Nga sang EU nhiều nhất là 12/2022, với sản lượng 1,737 triệu tấn.
Hai nước châu Âu mua nhiều khí hóa lỏng Nga nhất tháng trước là Pháp và Bỉ. Họ nhập nguồn LNG từ bán đảo Yamal và thị trấn Vysotsk, bởi nhà sản xuất khí đốt lớn thứ hai của Nga là Novatek.
Tháng 11, tổng lượng LNG xuất khẩu của Moskva đạt 2,914 triệu tấn, tăng 9,3% so với cùng kỳ 2022. Như vậy, châu Âu mua hơn 60% sản lượng Nga bán ra nước ngoài. Trong khi đó, LNG nước này xuất sang Trung Quốc giảm mạnh xuống còn 0,1 triệu tấn, so với 0,8 triệu tấn hồi tháng 10. Mười một tháng đầu 2023, Nga xuất khẩu được 29,1 triệu tấn LNG, giảm 2,5% so với cùng kỳ 2022.
Kể từ khi xung đột Ukraine nổ ra, EU đã đặt mục tiêu thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt và khí tự nhiên hóa lỏng của Nga. Tuy nhiên, năm nay, xuất khẩu LNG Nga sang khu vực này gia tăng. Một số nước châu Âu thậm chí còn cho phép các bến cảng của họ trung chuyển và/hoặc tái xuất LNG của Nga. Trong 9 tháng đầu, các kho cảng của EU nhận nhiều LNG nhất từ Nga lần lượt là Zeebrugge (Bỉ), Montoir-de-Bretagne (Pháp) và Bilbao (Tây Ban Nha).
Trên sàn giao dịch năng lượng TTF (Hà Lan), hợp đồng LNG giao hàng tháng 11 có giá bằng hoặc cao hơn giá LNG giao ngay cho châu Á trong một số ngày, theo chuyên gia năng lượng độc lập Aleksandr Sobko. Thị trường EU trở nên hấp dẫn hơn do chi phí vận chuyển từ Yamal đến đó đã thấp hơn đáng kể.
Ngoài ra, Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục mua LNG của Nga từ dự án Sakhalin-2 theo hợp đồng dài hạn với Gazprom. Nguồn cung sang Nhật Bản trong tháng 11 tăng 22% so với cùng kỳ lên 0,64 triệu tấn. Trong khi, xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng 50% lên 0,28 triệu tấn.
Phiên An(theo RT)