Kq Anh

Luật sư Đoàn Trọng Nghĩa - Trung tâm Trợ giúp p quý mão

【quý mão】Một cuộc đời đáng sống

Luật sư Đoàn Trọng Nghĩa - Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước TP.HCM,ộtcuộcđờiđángsốquý mão người bạn đồng hành với bà Tám trong rất nhiều cuộc hỗ trợ pháp lý, làm giấy tờ tùy thân, xác nhận nhân thân, can thiệp quyền tài sản cho người nghèo, nghe tôi nói xong bỗng cười xòa: "Ừa, 'bá tám' thiệt mà không nhiều chuyện nha! Việc gì ra việc đó, giúp ai là giúp tới nơi!".

Một cuộc đời đáng sống - Ảnh 2.

Bà Tám Hà (bìa trái) đưa bà Lê Ngọc Lan - mẹ của Bi về Công an xã Long Hưng, huyện Phú Riềng, Bình Phước tìm lại nhân thân

TGCC

Năm nay bà Tám Hà 84 tuổi, cái tuổi lẽ ra an nhàn hưởng lộc tuổi già, nhưng những ai quen biết bà mỗi ngày đều thấy bà tất bật đầu này, đầu nọ.

Mới ngày cuối tháng 10 vừa đây thôi, bà phải bắt xe ôm tới một tòa soạn báo ở quận 3 để hỗ trợ chàng thanh niên Nguyễn Văn Thắng (Tự Bi, bệnh động kinh và rối loạn tâm thần) nhận tiền từ thiện mọi người quyên góp cho bà Lê Ngọc Lan, mẹ anh Bi, chữa bệnh. Bà nói, Bi cũng có thể đi một mình, nhưng bà không an tâm chút nào khi bỏ chàng trai hở chút là ngất xỉu, co giật này chạy mười mấy cây số như vậy.

Nói về mẹ con anh Bi, chắc kể mấy ngày không hết. Cách đây gần 4 năm, mẹ anh Bi tìm đến bà Tám để cầu xin bà tìm giúp cô con gái lai Mỹ thất lạc gần 40 năm sau chiến tranh. Nghe câu chuyện, xót tấm lòng người mẹ, thế là bà Tám ra tay. Chẳng may cho bà, ngay khi ấy, chương trình Như chưa hề có cuộc chia lycủa Đài truyền hình Việt Nam vừa khép lại, nên bà không thể nhờ nhà đài hỗ trợ việc kiếm tìm. Vậy là bà cậy các kênh khác trên mạng xã hội, nhờ các em, cháu loan tin. Không ngờ dòng tin nhỏ nhoi ấy của bà nhắn gửi khiến con gái bà Lan đọc được, tìm về Việt Nam. Chị cho biết, sau khi về Mỹ, cha chị từng gửi nhiều thư tìm kiếm mẹ, nhưng hoàn toàn vô vọng. Ông mất sớm và di nguyện cho con gái hãy tìm lại mẹ.

Khi mẹ con bà Lan ôm nhau mừng mừng tủi tủi, bà Tám Hà cũng không giấu được nước mắt sướng vui, bà nói, chuyện đúng là kỳ tích. Người con gái ngỏ lời mời mẹ sang Mỹ thăm con. Sau khi tìm gặp con, bà Lan mới nói thêm cho bà Tám nỗi khổ nữa của mình: phải trốn chạy khỏi đòn roi, sự truy sát người chồng bạo lực ở đồn điền cao su Phú Riềng từ những năm 1990, nên hiện nay cả bà Lan và đứa con trai (là anh Bi) hoàn toàn không có một mảnh giấy tờ tùy thân nào cả. Vậy là bà Tám Hà lại tất bật hành trình tìm lại nhân thân cho mẹ con bà Lê Ngọc Lan.

Một cuộc đời đáng sống - Ảnh 3.

Bà Tám Hà (trái) soạn hồ sơ giúp người phụ nữ nhặt ve chai bệnh tâm thần Nguyễn Thị Lan làm thẻ bảo hiểm y tế sau 40 năm sống không giấy tờ tùy thân

NVCC

Hơn mấy chục năm kinh nghiệm với mười mấy phận đời khốn khó, ngược xuôi tìm lại nhân thân, nên bà Tám Hà bắt tay vào việc giúp mẹ con bà Lan vô cùng bài bản. Bà hỏi nơi khai sinh, nơi thường trú của bà Lan trước khi đi làm công nhân đồn điền cao su Phú Riềng. Rồi bắt xe ôm xuôi ngược hàng chục bận về Gò Vấp, Bình Thạnh, lên cả Phú Riềng trích lục các hồ sơ gốc. Xong phần bà Lan, thì tới phần của Bi. Không may cho bà Lan, khi xác định được mã định danh cho hai mẹ con vừa xong, bà Lan phát hiện ung thư gan giai đoạn muộn. Khi cầm được chiếc thẻ bảo hiểm y tế trên tay, hấp hối trên giường bệnh, bà Lan nghẹn ngào: "Cảm ơn chị Tám trả lại cho em cuộc đời, tặng cháu Bi một tương lai. Điều may mắn nhất cuộc đời em là được gặp chị. Còn điều em hối tiếc là em gặp chị quá muộn màng để không được tiếp tục sống, cùng chị đi làm thiện nguyện, trả ơn đời".

Bà Lan ra đi, nhưng nhờ công bà Tám Hà, anh Bi có chiếc thẻ bảo hiểm y tế, làm xong giấy tờ tùy thân và có một khoản tiền nho nhỏ để chữa bệnh.

Chuyện bà Lan tạm khép lại, khi hỏi bà Tám Hà có vui không? Bà nói: "Lòng nặng trĩu chứ không nhẹ nhàng như tôi nghĩ. Còn có em Bình mồ côi, 35 tuổi rồi chưa dám lập gia đình vì không có nhân thân, còn con trai vị chủ tịch đầu tiên của phường này sau ngày giải phóng đã 50 tuổi không tự lo được bản thân, còn những thành viên rất khó khăn của Chi hội Nạn nhân chất độc da cam nơi cô sinh hoạt phải chật vật lo con cháu nhiễm độc… kìa con ơi!".

Quả thật, nhiều người xung quanh vẫn chờ đợi, hy vọng và cầu cứu người đàn bà 84 tuổi này. Bởi người ta biết là bà cứu được họ. Có nhiều hoàn cảnh tưởng "nan giải" bà tám Hà bắt tay vào, gỡ mãi cũng ra. Như chuyện anh Dương Phách, người bị tai nạn giao thông chấn thương sọ não, không có tiền mua thẻ bảo hiểm y tế; là cụ bà lượm ve chai Nguyễn Thị Lan, do tâm thần, hơn 40 năm sống không giấy tờ tùy thân; là những đứa trẻ không có khai sinh do cha mẹ thất lạc, không đăng ký kết hôn.

Nhẩm đếm phải có hơn 20 cảnh đời như vậy từng được bà Tám Hà giúp đỡ. Không phải giúp họ một ngày, đôi bữa, mà với từng người, từng chuyện, bà chạy ngược xuôi có khi hàng chục bận, vừa thảo đơn, làm giấy tờ ủy quyền, vừa thay mặt những người già, người bệnh, em nhỏ neo đơn lui tới các quận huyện trích lục giấy tờ. Có lần bà bị một cán bộ tư pháp ở quận Gò Vấp "hành" chạy từ quận 12 sang Gò Vấp đến tận 9 vòng trong vòng 3 tháng trời để sửa cái dấu sắc trên tên người người phụ nữ gần 90 tuổi thành dấu huyền để khớp các giấy tờ tùy thân của các con trai. Bà không kêu mệt mà chỉ nói cùng người cán bộ nọ: "Các con làm vậy tội dân!".

Một cuộc đời đáng sống - Ảnh 4.

Bà Tám Hà và gia đình

NVCC

Ai khen bà câu gì, lặng im một hồi, bà Tám Hà thường khẽ nói: "Là cô học Bác Hồ đó con".

Có lẽ không ai nói mình học Bác, làm theo Bác tự nhiên, bình thản mà hết sức chân thành như bà Tám Hà. Học Bác, bà Tám Hà yêu thương, giúp đỡ mọi người một cách hết sức, hết lòng.

Bà Tám Hà kể, hồi mới 7 tuổi, cha gửi bà và em trai vào Trường Thiếu sinh quân Khu 9, cô bé Tám khi đó giãy nảy không chịu, má cô phải cho đồng bạc Bác Hồ màu đỏ, rồi thuyết phục: "Con đi học là đi theo Cụ Hồ", cô với em trai mới chịu lên trường. 13 tuổi, bà tập kết ra Bắc, lại được đưa đi học suốt 10 năm.

Tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm, bà được điều về Trường cấp III Tân Yên, Hà Bắc làm giáo viên. Năm 1965, bà Tám Hà cùng đồng đội vượt Trường Sơn, về phân khu Tây Nam bộ công tác trong vùng kháng chiến. Sau ngày đất nước thống nhất, bà theo nghề giáo và nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú khi còn là Phó hiệu trưởng Trường cao đẳng Sư phạm Tiền Giang. Năm 1990 bà về hưu chuyển về Q.12, TP.HCM sinh sống và bắt đầu công cuộc chăm lo người nghèo. Bà nói bà làm vậy là làm theo lời Bác, chống giặc ngoại xâm, diệt giặc dốt, bây giờ là đánh giặc đói nghèo…

Kể chuyện giúp người, giúp đời của bà Tám Hà, có lẽ kể hoài không hết bởi bà đã làm cho đời rất nhiều việc thiện. Chúng tôi đã từng đi qua biết bao ngôi nhà "nhờ công Tám giúp xây", biết bao con đường "nhờ Tám dân vận mở", gặp biết bao cảnh đời "nhờ Tám cho học bổng", "tặng thẻ bảo hiểm", "khai sinh", "làm chứng minh"… con mới có hôm nay. Nhiều người nói, họ mang ơn bà Tám Hà cả đời chưa hết…

Chúng tôi những người quen biết, đồng hành và yêu quý bà chờ đợi "Hồi ký Tám Hà". Người đàn bà đã sống một cuộc đời đáng sống. Chờ - vì từng nghe bà nói, mỗi ngày bà đang viết cho mình một ít, chờ - vì biết bà hứa gì thì ắt sẽ có thôi.

Một cuộc đời đáng sống - Ảnh 5.

 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap