Sự kiện diễn ra từ ngày 27-29.9,âuPhibànnhữngvấnđềnódo hơn 2 tuần sau thảm họa động đất khủng khiếp nhất thế kỷ khiến hàng ngàn người thiệt mạng và hàng ngàn người khác bị thương, với vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chính là Marrakech. Không lâu trước đó, một quốc gia châu Phi khác là Libya hứng chịu hậu quả của lũ lụt khi hàng ngàn người thiệt mạng và cả trăm ngàn người mất tích.
Hơn 2.000 đại biểu là chính trị gia, quan chức chính phủ, nhà khoa học, chuyên gia, đại diện các tổ chức khu vực, quốc tế, phi chính phủ từ hơn 80 quốc gia khắp châu Phi và các châu lục khác đã đến thành phố vừa trải qua đau thương để trao đổi, bàn luận về những kinh nghiệm, giải pháp và nỗ lực giảm thiểu rủi ro sức khỏe.
Diễn đàn năm nay có chủ đề: "Sức khỏe ở châu Phi: nước, môi trường và an ninh lương thực", do Bộ Y tế và Bảo vệ xã hội; Bộ Nông nghiệp, Ngư nghiệp, Phát triển Nông thôn, Rừng và Nước của Ma Rốc phối hợp cùng hiệp hội Y tế toàn cầu châu Phi (AGH-African Global Health) tổ chức, dưới sự bảo trợ của Quốc vương Mohammed VI.
Phát biểu tại phiên khai mạc, người đứng đầu chính phủ Ma Rốc, ông Aziz Akhannouch nêu bật tầm quan trọng của việc cùng nhau thống nhất và hành động thông qua các ý tưởng chia sẻ về giải quyết các thách thức phát sinh từ biến đổi khí hậu, quản lý nguồn nước, tài nguyên cũng như đảm bảo an ninh lương thực. Ông nói: "Đối mặt với những thách thức và khủng hoảng ở khu vực đòi hỏi những nỗ lực thống nhất và hành động chung để tăng cường an ninh và y tế trên lục địa này".
Ông nhấn mạnh hội nghị là cơ hội để nghiên cứu và bàn luận rất nhiều vấn đề, giải pháp lẫn chiến lược khác nhau với mục tiêu tăng cường sức khỏe và giảm thiểu rủi ro sức khỏe.
Tiến sĩ Imane Kendili, Chủ tịch AGH nhấn mạnh: "Thông qua các dự án cụ thể, được hỗ trợ bởi những hội nghị như thế này, thông qua tham vấn, đối thoại, truyền thông, chia sẻ ý tưởng và chuyên môn mà chúng ta có thể xây dựng châu Phi của ngày mai".
Với việc quy tụ các chính trị gia, chuyên gia, nhà khoa học và các tổ chức nội bật trong và ngoài châu Phi, hội nghị đã tạo ra diễn đàn thảo luận với 5 chủ đề nóng gồm: Thảm họa thiên nhiên; An toàn lương thực ở châu Phi và thế giới; Giảm thiểu rủi ro sức khỏe và hệ sinh thái của ngày mai; Sức khỏe và môi trường: Chất lượng không khí và nóng lên toàn cầu; cuối cùng là về Nước uống.
Đây đều là những vấn đề khu vực và toàn cầu cấp bách hiện nay, không chỉ tác động đến riêng châu Phi mà là thách thức với người dân nhiều khu vực khác khắp thế giới.