Kq Anh

Sứ mệnh Chandrayaan-3 của Ấn ĐộChandrayaan-3 có nghĩa mu9

【mu9】Nóng rực cuộc đua lên mặt trăng

Sứ mệnh Chandrayaan-3 của Ấn Độ

Chandrayaan-3 có nghĩa là "phi thuyền mặt trăng" trong tiếng Phạn,óngrựccuộcđualênmặttrămu9 theo trang tin khoa học Phys.org. Con tàu được phóng nhằm đổ bộ lên mặt trăng, theo sau vụ phóng thành công tàu thăm dò vào quỹ đạo mặt trăng của Ấn Độ vào năm 2008 và cuộc đổ bộ lên mặt trăng thất bại vào năm 2019.

Sứ mệnh Chandrayaan-3 khởi hành vào giữa tháng 7 và đã bay quanh trái đất nhiều lần để đạt được tốc độ cần thiết cho hành trình. Phi thuyền đã thả tàu đổ bộ Vikram xuống khu vực cực nam của mặt trăng vào ngày 23.8, đưa Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên "hạ cánh" thành công tại khu vực này.

Nóng rực cuộc đua lên mặt trăng- Ảnh 1.

Tàu đổ bộ Vikram trên bề mặt mặt trăng

Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO)

Sứ mệnh này là cột mốc mới nhất trong một chương trình không gian đầy tham vọng nhưng với chi phí tương đối rẻ, từng giúp Ấn Độ trở thành quốc gia châu Á đầu tiên đưa tàu vũ trụ vào quỹ đạo quanh sao Hỏa vào năm 2014.

Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ cũng dự kiến sẽ khởi động một sứ mệnh có phi hành đoàn kéo dài 3 ngày vào quỹ đạo trái đất vào năm 2024.

Xe tự hành Ấn Độ bắt đầu khám phá mặt trăng sau cú đáp thành công lịch sử

Sứ mệnh mặt trăng của Nga

Vụ phóng tàu đổ bộ mặt trăng Luna-25 vào ngày 11.8 là sứ mệnh đầu tiên của Nga trong gần 50 năm và đánh dấu sự khởi đầu dự án mặt trăng mới của Moscow. Tàu đã được thiết lập để hạ cánh trên bề mặt mặt trăng và ở đó trong một năm để thu thập mẫu và phân tích đất.

Nóng rực cuộc đua lên mặt trăng- Ảnh 2.

Tên lửa đẩy Soyuz-2.1b mang theo Luna-25 được phóng lên từ vùng Amur của Nga hồi tháng 8

ROSCOSMOS/REUTERS

Cơ quan vũ trụ Nga Roscomos cho biết vào ngày 16.8, tàu đổ bộ đã được đưa thành công vào quỹ đạo mặt trăng nhưng 3 ngày sau, nó "không còn tồn tại sau một vụ va chạm với bề mặt mặt trăng".

Tổng thống Nga Vladimir Putin đang nỗ lực tăng cường hợp tác không gian với Trung Quốc sau khi mối quan hệ với phương Tây càng thêm rạn nứt từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine vào năm 2022, theo Phys.org.

Tàu thăm dò Luna-25 của Nga đâm vào mặt trăng

Bước đại nhảy vọt của Trung Quốc

Trung Quốc đang theo đuổi kế hoạch đưa phi hành đoàn lên mặt trăng vào năm 2030 và xây dựng căn cứ ở đó. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã đầu tư hàng tỉ USD vào chương trình không gian nhằm nỗ lực bắt kịp Mỹ và Nga.

Trung Quốc là quốc gia thứ ba đưa con người lên quỹ đạo vào năm 2003 và trạm không gian Thiên Cung được ví như "viên ngọc đính trên vương miện" trong chương trình không gian của nước này. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã đưa tàu tự hành hạ cánh lên sao Hỏa và mặt trăng.

Nóng rực cuộc đua lên mặt trăng- Ảnh 3.

Mô phỏng căn cứ của Trung Quốc trên mặt trăng

ẢNH CHỤP MÀN HÌNH CGTN

Tàu thám hiểm Chang'e-4 (Thường Nga 4) của Trung Quốc đã hạ cánh ở nửa sau của mặt trăng vào năm 2019. Một năm sau, Trung Quốc trở thành nước thứ hai cắm cờ trên mặt trăng, với sứ mệnh Chang'e-5. Cuộc đổ bộ lên mặt trăng đó đã mang các mẫu đất đá về trái đất, lần đầu tiên việc này được thực hiện sau hơn 4 thập niên.

Trong năm 2023, Trung Quốc đã công bố kế hoạch của chương trình khám phá mặt trăng có sự hợp tác quốc tế. Nước này đã mời các nước tham gia sứ mệnh Chang'e-8, dự kiến thực hiện vào năm 2028. Azerbaijan đã thông báo tham gia chương trình xây trạm nghiên cứu quốc tế trên mặt trăng của Trung Quốc, vốn được khởi xướng vào năm 2021 cùng Nga. Theo tuyên bố chung, Trung Quốc và Azerbaijan sẽ hợp tác sâu rộng trong việc thực hiện chương trình, gồm lắp đặt các thiết bị khoa học, đào tạo nhân lực và thử nghiệm khoa học, công nghệ.

Artemis - sứ mệnh mặt trăng mới của NASA vì sao quan trọng?

Artemis của NASA

Sứ mệnh Artemis 3 của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) dự kiến sẽ đưa con người trở lại mặt trăng vào năm 2025.

Theo chương trình Artemis, NASA đang lên kế hoạch cho một loạt sứ mệnh có độ phức tạp ngày càng tăng để quay trở lại mặt trăng và xây dựng sự hiện diện lâu dài, nhằm mục tiêu có thể phát triển và thử nghiệm các công nghệ cho hành trình sau đó tới sao Hỏa.

Artemis 1 đã đưa một tàu vũ trụ không người lái bay quanh mặt trăng vào năm 2022. Artemis 2, được lên kế hoạch vào tháng 11.2024, sẽ làm điều tương tự với phi hành đoàn trên tàu.

Nóng rực cuộc đua lên mặt trăng- Ảnh 4.

SpaceX phóng Starship từ căn cứ ở Boca Chica, bang Texas (Mỹ) hôm 18.11

AFP

NASA coi mặt trăng là điểm dừng chân cho các sứ mệnh tới sao Hỏa và đã ký thỏa thuận với hãng di động Phần Lan Nokia để thiết lập mạng 4G ở đó.

Tuy nhiên, có những hoài nghi rằng sứ mệnh Artemis 3 có thể không đưa con người lên mặt trăng. Điều đó sẽ phụ thuộc vào việc các yếu tố chính có được hoàn thành đúng thời hạn hay không.

Công ty SpaceX của tỉ phú Elon Musk đã giành được hợp đồng cung cấp một hệ thống đáp xuống mặt trăng dựa trên mẫu Starship, song hệ thống này vẫn chưa sẵn sàng.

Trong năm 2023, SapceX đã phóng thử Starship 2 lần và đều kết thúc với những vụ nổ dù lần thứ hai có thời gian bay lâu hơn so với lần đầu.

Những tay chơi mới

Nóng rực cuộc đua lên mặt trăng- Ảnh 5.

Mô phỏng tàu SLIM hạ cánh trên bề mặt mặt trăng

JAXA

Những tiến bộ công nghệ gần đây đã giảm chi phí cho các sứ mệnh không gian và mở đường cho những người chơi mới trong khu vực công và tư nhân tham gia. Song, để đến được mặt trăng không phải là một việc dễ dàng.

Tổ chức phi lợi nhuận SpaceIL của Israel đã phóng tàu đổ bộ mặt trăng Beresheet vào năm 2019 nhưng nó đã bị rơi. Hồi tháng 4.2023, hãng ispace của Nhật Bản là công ty mới nhất đã thử và thất bại trong nỗ lực lịch sử nhằm đưa tàu đổ bộ tư nhân lên mặt trăng.

Nhật Bản kỳ vọng gì với tàu thăm dò "Xạ thủ mặt trăng"?

Hồi tháng 9, Cơ quan Khám phá không gian vũ trụ Nhật Bản (JAXA) phóng thành công tàu đổ bộ thông minh để nghiên cứu mặt trăng (SLIM) lên quỹ đạo và dự kiến sẽ đáp xuống mặt trăng vào tháng 1 hoặc tháng 2.2024 nếu tình hình suôn sẻ. Hai công ty Mỹ là Astrobotic và Intuitive Machines cũng có kế hoạch phóng nhưng bị dời lại vào khoảng đầu năm 2024.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap