Kq Anh

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), năm 2022, kim ngạch xu hoàng mai

【hoàng mai】Thị trường ấm lên, xuất khẩu dệt may 'nhắm' 44 tỉ USD

Theịtrườngấmlênxuấtkhẩudệtmaynhắmtỉhoàng maio Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), năm 2022, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 44,4 tỉ USD, tăng gần 10% so với năm 2021 nhưng sang đến năm 2023, ngành dệt may phải đối diện với nhiều thách thức.

Thị trường 'ấm' lên, xuất khẩu dệt may 'nhắm' 44 tỉ USD - Ảnh 1.

Toàn cảnh hội nghị

ĐT

Cụ thể như tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, trong đó vấn đề lạm phát ở các thị trường chủ lực như Mỹ, châu Âu khiến sức mua giảm, đơn hàng sụt giảm, lãi suất tăng cao và chênh lệch tỷ giá...

Bên cạnh khó khăn, một vài điểm sáng được ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas, chia sẻ tại Hội nghị tổng kết ngành dệt may năm 2023 sáng 16.12, tại Hà Nội, là xuất khẩu hàng dệt may sang một số thị trường như Nhật Bản, Úc, Nga, Ấn Độ... vẫn tăng.

Các doanh nghiệp dệt may cũng mở thêm được một số thị trường mới tại châu Phi, Trung Đông. "Điều này góp phần giúp kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may không bị giảm sâu trong bối cảnh sức mua giảm mạnh", ông Giang nói.

Vitas đánh giá, nhìn chung ngành dệt may Việt Nam vẫn tiếp tục xu hướng phục hồi, với sự suy giảm về giá trị xuất khẩu thu hẹp dần trong nửa cuối năm, hướng đến một năm 2024 cùng hy vọng phục hồi, với dự báo về sự "ấm" dần của thị trường.

Nhờ nỗ lực của doanh nghiệp, xuất khẩu năm 2023 đạt khoảng 40,3 tỉ USD. Toàn ngành đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2024 đạt 44 tỉ USD, tăng 9,2% so với năm 2023.

Tiến dần lên phương thức sản xuất mang lại giá trị gia tăng cao

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), so với những năm 2020 - 2021 và cả năm 2019 trước đại dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm nay đã phục hồi, có xu hướng vượt qua thời điểm trước dịch Covid-19.

Dệt may Việt Nam đã bứt phá về thị trường, mặt hàng xuất khẩu với 104 thị trường xuất khẩu, có các thị trường mới như châu Phi, Nga, các nước đạo Hồi. Điều này cho thấy dệt may Việt Nam đã dần giảm phụ thuộc vào những thị trường lớn.

Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam đang phải cạnh tranh với Bangladesh. Trong khi nước bạn đã sớm áp dụng chuyển đổi xanh, ngành dệt may Việt Nam mới đang trên những bước đầu của chuyển đổi.

"Ngành dệt may Việt Nam cần chủ động nguồn nguyên liệu xanh, tái chế, tăng dần tỷ trọng sợi tái chế trong sản phẩm vải cũng như sợi hữu cơ đối với các sản phẩm mới; đầu tư công nghệ, kiểm soát tốt từ nguyên liệu đến khâu thiết kế sản phẩm, phát triển sản phẩm và tổ chức sản xuất…", ông Hải nêu ý kiến.

Thị trường 'ấm' lên, xuất khẩu dệt may 'nhắm' 44 tỉ USD - Ảnh 2.

Để chuẩn bị cho giai đoạn thị trường phục hồi, các doanh nghiệp dệt may đang nỗ lực cắt giảm chi phí sản xuất, bằng mọi cách giữ chân lực lượng lao động

ĐT

Theo Vitas, để chuẩn bị cho giai đoạn thị trường phục hồi, các doanh nghiệp dệt may đang nỗ lực cắt giảm chi phí sản xuất, bằng mọi cách giữ chân lực lượng lao động. Việc này không chỉ chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi đơn hàng mà còn để khẳng định tính ổn định của nền sản xuất trong nước như một yếu tố cạnh tranh với các quốc gia khác.

Chủ tịch Vitas nhấn mạnh, định hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam là tiến dần lên các phương thức sản xuất mang lại giá trị gia tăng cao hơn. Xa hơn nữa, đến năm 2035, đóng góp chủ yếu vào giá trị xuất khẩu dệt may sẽ đến từ xuất khẩu các sản phẩm mang thương hiệu Việt. Để thực hiện được quá trình chuyển đổi này, rất cần quyết tâm mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong sản xuất bền vững, xanh hóa và chuyển đổi số...

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap