Đáng lẽ tôi đã tạm ngưng hoạt động sau Nghề siêu dễ
* Chào đạo diễn Võ Thanh Hòa,ĐạodiễntrămtỉVõThanhHòaKhólừakhángiảrarạket qua bong da world cup 2022 danh xưng ‘đạo diễn trăm tỉ’ có khiến bạn áp lực với dự án mới không?
- Đạo diễn Võ Thanh Hoà: Không. Thời gian đầu được mọi người gọi là “đạo diễn trăm tỉ” tôi thích lắm. Sau đó, khi bước vào dự án tiếp theo tôi dần cảm nhận được sự áp lực từ danh xưng này.
Tôi nhận ra rằng làm phim không phải như vậy, rằng mình phải được bao nhiêu cái “trăm tỉ”, mà quan trọng là tôi đã làm được những cái mình thích hay chưa, có kể được những câu chuyện mà mình đã dùng biết bao chất xám, công sức, kỹ thuật để làm ra hay chưa.
Khi bắt tay vào viết kịch bản Siêu lừa gặp siêu lầy, tôi đã không còn đặt bất kỳ áp lực nào nữa. Tôi cho rằng quan trọng nhất là bản thân của mình đã thỏa mãn khi làm nên bộ phim như thế chưa. Tôi nghĩ đối với nhà làm phim, cảm xúc đó quan trọng hơn rất nhiều so với kết quả mà những con số khô khan mang lại.
Đạo diễn Võ Thanh Hòa trong buổi giới thiệu bộ phim điện ảnh mới 'Siều lừa gặp siêu lầy' |
ĐPCC |
* Một nhà làm phim không quan tâm đến doanh số nghe có vẻ không hợp lý?
- Với vị trí của tôi, tôi không đặt nặng doanh số. Tôi nghĩ hãy để những người giỏi hơn làm điều đó. Bởi lẽ vị trí đạo diễn không thể quyết định doanh thu của bộ phim, tôi cứ làm hay nhất có thể, phần còn lại liên quan đến đơn vị phát hành, marketing, nhà sản xuất và rất nhiều người hỗ trợ. Cách tốt nhất để thực hiện một dự án chính là lựa chọn những người tốt cùng đồng hành và tin tưởng vào họ.
* Võ Thanh Hòa có vẻ thích mô-típ phim hài, gây cười khán giả một cách đơn giản, bạn có sợ mình bị lặp lại và thiếu sự đột phá?
- Không. Đối với tôi, mỗi lần lấy được tiếng cười của khán giả là một lần khó, nó thật sự không đơn giản. Để người xem cười xong và nhớ về bộ phim của mình lại càng khó hơn. Mỗi lần như vậy, tôi đều phải tốn rất nhiều công sức để tính toán, cố gắng làm tốt nhất có thể. Tôi không quan tâm đến chuyện lặp lại hay không, vì khi bản thân bị lặp lại tôi sẽ nhìn thấy. Còn nếu không nhận thấy thì tôi sẽ thất bại để thấy. Tôi đã có những thất bại trong cuộc đời của mình, vậy nên tôi luôn quan niệm phải làm mới bản thân.
Đáng lẽ sau Nghề siêu dễtôi sẽ tạm ngưng hoạt động trong năm nay. Tôi có đăng ký một khóa học tu nghiệp khoảng 14 tháng ở Tây Ban Nha, cuối cùng tôi quyết định chưa đi, bởi vì còn rất nhiều việc.
Dự án Siêu lừa gặp siêu lầy đến như một cái duyên, khiến đam mê của tôi quay trở lại mạnh mẽ. Từ thời điểm bắt tay vào làm cho đến bây giờ, tôi chỉ tập trung cho công việc. Trước giờ phong cách của tôi vẫn vậy, tôi nói với các nhà sản xuất là cứ cố gắng làm sản phẩm của mình cho tốt, mình có một món ăn ngon rồi mới mang đi chào bán với mọi người chứ đừng “bung xòe” ra vì chưa nói trước được điều gì. Tôi hy vọng bộ phim lần này đạt thành quả tốt, để tôi có tiền và thời gian đi học, tiếp tục ước mơ của mình.
* Nhiều người cho rằng dàn diễn viên của phim ổn nhưng không quá hot, vì sao Võ Thanh Hòa không mời những tên tuổi ‘cháy phòng vé’?
- Tôi cho rằng dù bạn có là ngôi sao nhưng nhận một kịch bản dở, đóng vai diễn dở thì làm cách nào để bán vé? Khán giả ngày nay nắm bắt thông tin rất nhanh, không có chuyện lừa họ ra rạp. Thay vì cân đo đong đếm chuyện mời ngôi sao, tôi luôn chọn những người tốt nhất cho từng nhân vật. Tôi cảm thấy nhân vật chú Năm cần phải có độ già dặn, hơi nhỏ con luống cuống, anh Trung rất phù hợp với vai diễn đó. Quảng bá khó một chút thì tôi sẽ cố gắng bù lại bằng việc khác, nhân vật được hóa thân tốt mới là quan trọng.
* Sau đại dịch, điện ảnh Việt vẫn chưa thật sự nóng trở lại, nhiều dự án ra rạp gặp thất bại. Bạn nghĩ sao về điều này?
- Tôi không có tính chỉ trích đồng nghiệp, cũng không thích đánh giá sản phẩm của người khác, vì tôi là đạo diễn, không phải nhà phê bình phim. Ngày nay, khán giả ngày càng khắt khe hơn trong việc lựa chọn ra rạp để xem phim. Tôi nghĩ, nếu phim không đủ chỉn chu thì khán giả sẽ có quyết định cho riêng mình. Tôi cho rằng những bộ phim vừa thiếu chất lượng vừa thiếu kinh nghiệm khiến thị trường năm nay không tốt.
Diễn viên Anh Tú đảm nhận vai chính trong dự án mới của đạo diễn Võ Thanh Hoà |
ĐPCC |
* Đó có phải là tiền đề xấu khiến khán giả có ác cảm rằng phim Việt kém chất lượng, ảnh hưởng đến những tác phẩm tốt?
- Xã hội này là như vậy, lúc nào cũng có hai luồng xấu và tốt, bản thân mình phải phân định rạch ròi. Với cương vị là đạo diễn, tôi chỉ biết làm tốt công việc của mình để mang đến cho khán giả những sản phẩm tốt nhất.
* Nếu Võ Thanh Hòa cảm thấy phim của mình dở thì bạn sẽ chấp nhận cất phim vào kho hay vẫn mang ra rạp để lấy tiền?
- Tôi sẽ sửa phim. Nếu sửa xong vẫn không ổn tôi sẽ tính đến phương án thảo luận với nhà sản xuất. Kể cả phim đó nhiều người đánh giá dở, nhưng bản thân một phim sẽ luôn có những điểm đặc biệt của riêng nó, không trùng lặp với những phim khác và vẫn có cái để xem. Bây giờ tôi xem lại những sản phẩm 5-7 năm trước, tôi sẽ thấy mình rất yếu nghề, rất dở nhưng chưa bao giờ tôi hối hận hay buồn phiền về chúng, bởi vì sản phẩm từng là những gì tốt nhất, tâm huyết nhất của tôi và đã đem nó ra rồi thì có gì đâu mà buồn.
Mọi người cứ nghĩ tôi thích làm phim remake
* Những năm gần đây, phim Việt được gửi đến các giải thưởng lớn đều là những cái tên khiến khán giả lắc đầu, có phải điện ảnh Việt không thể vươn ra khỏi khu vực?
- Đây là 1 vấn đề rất lớn, trong phạm vi của mình, tôi nghĩ chưa thể bàn quá sâu. Tôi chỉ nói về cá nhân của tôi là luôn đặt ra mục tiêu và theo đuổi nó. Mục tiêu của tôi từ bây giờ đến 5 năm nữa là làm những bộ phim do tôi tự viết kịch bản. Sau 2 phim remake liên tiếp, mọi người cứ nghĩ tôi thích làm remake, nhưng không phải vậy, vì có những thứ đến như cơ hội.
Như Chìa khóa trăm tỉlà một phim tôi rất thích, nó đúng với gu của tôi. Lúc tôi xem bản gốc ở rạp, tôi đã nói với vợ phải chi mình được làm phim này, tôi sẽ làm lại nó một cách thú vị hơn. Mọi thứ cứ tự nhiên mà đến, duyên đến thì tôi làm. Còn Nghề siêu dễlại đến từ lời mời của chị Thu Trang, một người tôi quá thân trong nghề, đồng thời tôi được hợp tác với một đơn vị mình rất thích. Muốn nắm bắt cơ hội thì hậu quả dù tốt hay xấu tôi cũng phải chịu.
Vô tình cả hai dự án đều lần lượt đến nên mọi người thấy tôi hay làm phim remake. Nhưng nếu để hỏi tôi thích làm phim remake không thì thật sự là không, tôi thích làm những thứ thú vị. Tại Việt Nam, trong vòng 7 năm qua với 7 bộ phim chắc tôi là người làm nhiều phim điện ảnh nhất, điều này tốt nhưng cũng có mặt xấu của nó. Khi đã chạy theo rất nhiều thứ, tôi có kinh nghiệm, nhiều mối quan hệ và thành lập công ty, do đó không thể đòi hỏi thêm quá nhiều. Công ty tôi thành lập cũng không giống như những người có tiền sẵn, chúng tôi làm quảng cáo trong suốt 3 năm qua để có tiền làm bộ phim lần này. Đó là mục tiêu mà cả một tập thể 50 người cùng gầy dựng, quyết tâm hướng tới như một phần tuổi trẻ của mình nên không có gì phải buồn.
'Đạo diễn trăm tỉ' khẳng định mình không thích làm phim remake như mọi người vẫn nghĩ |
NVCC |
* Nếu làm ra một tác phẩm dở, đạo diễn có phải là người nên chịu trách nhiệm chính cho bộ phim đó không?
- Chức vụ của ai lớn nhất thì người đó phải chịu trách nhiệm đầu tiên, và đó là giám đốc sản xuất. Họ là người vạch ra dự án này, mời và trả tiền cho đạo diễn, ê-kíp, chịu trách nhiệm kinh doanh và phát triển. Về mặt quan điểm nghệ thuật thì đạo diễn là người chịu trách nhiệm chính. Giám đốc sản xuất giống như vị vua, bạn chọn người sai thì bạn chịu trách nhiệm đầu tiên, đó là điều đương nhiên. Câu chuyện này rất rõ ràng, có thể báo chí viết chê bai nhưng không biết giám đốc sản xuất là ai, họ sẽ phải chịu trách nhiệm với công ty của mình và những cổ đông đã bỏ tiền vào phim. Có những công ty thành lập làm phim xong là phá sản luôn. Tiếp theo là đạo diễn, họ phải chịu tiếng xấu, nhưng có nhiều người chỉ làm công tác nghệ thuật, không đầu tư tiền, phim “gãy” thì thôi, 2-3 năm nữa lại tìm một nhà đầu tư khác. Với tôi, một dự án gặp thất bại thì cứ tính từ người có vai trò lớn đến nhỏ, ai cũng sẽ phải có trách nhiệm trong đó.
* Khi tổ chức quảng bá, nhiều ê-kíp mạnh miệng nói khán giả hãy tin chúng tôi và đi xem phim, nếu không hay tôi sẽ hoàn vé lại, nhưng thực tế phim dở chẳng ai hoàn vé lại. Đã đến lúc điện ảnh Việt phải xin lỗi khán giả khi có những tác phẩm “rác” ra rạp?
- Ai làm phim mà không tâm huyết, họ bỏ mấy chục tỉ, thời gian, công sức và tin rằng phim mình hay. Đến lúc rơi vào tình thế phải cào cấu, kiếm từng đồng một thì rất khổ và tội. Nếu có thể làm điều gì đó khiến khán giả hài lòng hơn thì mình nên đầu tư vào những sản phẩm chỉn chu, đàng hoàng gửi đến mọi người, thay vì xin lỗi hãy sửa sai, làm những thứ tốt hơn nữa.
* Cảm ơn đạo diễn Võ Thanh Hòa đã chia sẻ!