Ngày 19.9,Đaunhứcnhũhoacóphảilàdấuhiệuungthưvúxổ số miền bắc thứ tư hàng tuần thạc sĩ - bác sĩ Huỳnh Yến Phi (Khoa Tuyến vú, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết, đau vú là một trong những tình trạng thường gặp ở nữ giới. Đau căng tức và đôi khi gây khó chịu khiến cho chị em phụ nữ cảm thấy lo lắng, đặc biệt lo sợ không biết đây có phải là dấu hiệu của ung thư vú hay không.
Theo các tài liệu y khoa hiện tại cho thấy, không có mối liên quan chặt chẽ giữa triệu chứng đau vú với ung thư vú. Nghiên cứu đã thực hiện tại Anh và Mỹ, đa số các trường hợp đau ở vú là lành tính, có liên quan chủ yếu đến tình trạng lo âu, căng thẳng tâm lí, sử dụng caffein, hút thuốc lá, chế độ ăn giàu chất béo bão hòa như mỡ động vật, thức ăn nhanh…
"Sau khi loại trừ ung thư tuyến vú, chỉ cần giải thích, trấn an người bệnh là đã làm cho bệnh nhân giảm được triệu chứng đau vú ở 86% trường hợp, và hiếm khi phải kê toa thuốc để điều trị", bác sĩ Yến Phi chia sẻ.
Đánh giá tổng quát tình trạng đau vú
Bác sĩ Yến Phi cho biết để đánh giá tổng quát tình trạng đau vú, các bác sĩ sẽ hỏi bạn kĩ lưỡng về tính chất cơn đau, thời gian đau, đau có liên quan chu kì kinh nguyệt hay không, các bất thường đi kèm. Mặt khác, các bác sĩ cũng cần biết ảnh hưởng của cơn đau vú đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày, đặc biệt là mức độ ảnh hưởng của đau vú đến giấc ngủ và công việc.
Bạn cần kể cho bác sĩ nghe về các loại thuốc đang sử dụng (đặc biệt thuốc nội tiết tố, thuốc chống trầm cảm, một số loại thuốc tim mạch), tình trạng căng thẳng mới xuất hiện, ghi nhận các chấn thương đụng dập ở ngực. Bác sĩ sẽ thăm khám kĩ lưỡng tại vú, thăm khám toàn thân thân và chỉ định các xét nghiệm phù hợp để hỗ trợ chẩn đoán.
Nhằm đánh giá mức độ nghiêm trọng của đau vú và đưa ra hướng xử lí thích hợp. Các bác sĩ thường phân loại cơn đau vú thành ba nhóm, gồm: đau vú theo chu kì kinh nguyệt (70%), đau vú không theo chu kì kinh nguyệt (20%), đau do nguyên nhân ngoài vú (10%).
Điều trị đau vú như thế nào?
Khi gặp bệnh nhân bị tình trạng đau vú, điều quan trọng nhất là các bác sĩ sẽ phải loại trừ được các nguyên nhân đau ngoài vú và các bệnh lí nguy hiểm tiềm ẩn tại vú. Thông qua hỏi bệnh, thăm khám kĩ lưỡng, chỉ định cận lâm sàng phù hợp, sinh thiết u vú nếu cần thiết, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chẩn đoán và sớm trấn an người bệnh. Đa phần đau vú là lành tính, chỉ có một tỉ lệ nhỏ khoảng dưới 10% trường hợp đau vú là thực sự nghiêm trọng và cần phải can thiệp điều trị chuyên sâu.
Nếu cơn đau vú ở mức độ từ nhẹ đến trung bình, chỉ mới xuất hiện trong vòng 6 tháng qua, thì khả năng rất cao sẽ tự thuyên giảm sau khi người bệnh được trấn an mà không cần kê toa thuốc điều trị.
Nếu cơn đau của bạn tiếp tục diễn tiến, nặng nề, và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, thì điều trị ban đầu bao gồm điều chỉnh chế độ ăn, giảm tiêu thụ caffein, thuốc lá, thức ăn có nhiều chất béo như mỡ động vật, thức ăn nhanh. Bác sĩ có thể kê cho bạn toa thuốc giảm đau, bạn được khuyến khích ghi nhận lại nhật kí cơn đau và quay lại tái khám với bác sĩ.
Thói quen sinh hoạt giúp hạn chế tình trạng đau vú
Chị em phụ nữ có thể làm giảm tình trạng đau vú thông qua một vài thói quen đơn giản. Đó là: theo đuổi một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo bão hoà, hạn chế mỡ động vật, hạn chế caffein...; cẩn trọng trong việc tự ý sử dụng các loại thuốc có hàm lượng lớn nội tiết tố như thuốc hỗ trợ nội tiết tố sau mãn kinh, thuốc hỗ trợ sinh sản, các loại thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc...; tập luyện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, thư giãn cơ thể và hạn chế lo âu căng thẳng kéo dài; lựa chọn kích cỡ áo ngực phù hợp…
Đồng thời, chị em phụ nữ nên đi khám định kì để tầm soát và loại trừ bệnh lí ung thư tuyến vú, nên có kế hoạch theo dõi theo chương trình tầm soát ung thư vú do bác sĩ khuyến nghị.